0985.629.002

Cách đấu dây cảm biến áp suất

Tin Tức

Cách đấu dây cảm biến áp suất với biến tần, PLC, bộ hiển thị…đây là một chủ đề tuy không mới nhưng cũng có khá nhiều người sẽ bối rối khi lần đầu tiên làm việc này. Với các loại cảm biến áp suất 3 dây hoặc 4 dây thì việc đấu nối khá đơn giản. Tuy nhiên với cảm biến thường sử dụng trên thị trường hiện nay là cảm biến áp suất 4-20ma loại 2 dây thì việc đấu nối có phần phức tạp hơn một chút. Nhưng nó cũng sẽ không khó khăn lắm nếu chúng ta hiểu về nó cũng như khả năng cấp nguồn và xuất tín hiệu của nó. Như vậy trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách đấu dây của từng loại cụ thể nhé!!!

Cách đấu dây cảm biến áp suất loại 3 dây, 4 dây

Cụ thể cảm biến đo áp suất loại 3 dây và 4 dây có các tín hiệu xuất ra như 4-20ma, 0-10v, 0-5v hoặc 0,5…4,5v đều có cách đấu nối giống nhau vì chúng có đặc điểm chung là nguồn cấp và tín hiệu độc lập nhau.

  • Với loại cảm biến áp lực 4 dây thì việc đấu nối dễ dàng nhất. Thông thường sẽ có 2 dây tín hiệu xuất từ cảm biến về và 2 dây nguồn cấp cho cảm biến hoạt động. Do đó chúng ta chỉ cần đấu nối 2 dây nguồn cảm biến với nguồn nuôi 24v đồng thời 2 dây tín hiệu sẽ đưa về thiết bị nhận tín hiệu là xong.
  • Còn cảm biến đo áp suất 3 dây thì trong đó bao gồm 1 dây là nguồn cấp cho cảm biến hoạt động, 1 dây là tín hiệu xuất ra từ cảm biến, 1 dây còn lại là mass chung giữa nguồn cấp và tín hiệu. Như vậy việc đấu nối sẽ khác hơn một chút đó là nguồn dương (+) 24V chúng ta sẽ đấu nối với dây cấp nguồn cho cảm biến, còn nguồn âm (-) 24V chúng ta đấu nối với mass chung trên cảm biến đồng thời cũng là ngõ vào âm (-) của tín hiệu trên thiết bị nhận. Việc đấu nối cuối cùng là xây xuất tín hiệu của cảm biến sẽ đấu vào ngõ vào dương (+) trên thiết bị nhận.
Cách đấu dây cảm biến áp suất loại 3 dây, 4 dây
Cách đấu dây cảm biến áp suất loại 3 dây, 4 dây

Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20ma loại 2 dây

Riêng đối với dòng cảm biến áp suất này thì có đặc điểm hơi đặc biệt vì nguồn cấp và tín hiệu xuất ra từ cảm biến chỉ có 2 dây nên việc đấu nối cũng khác so với 2 loại trên, và nếu đấu nối sai thì hầu như dòng cảm biến này sẽ không hoạt động. Như vậy vì sao thị trường lại dùng cảm biến loại này mà không dùng 2 loại trên trong khi nó đấu nối khó hơn?

  • Về cách đấu nối thì cảm biến áp lực 4-20ma này có 2 dây, 1 dây là nguồn cấp cho cảm biến hoạt động, dây còn lại là dây xuất tín hiệu ra từ cảm biến đồng thời nó cũng là mass cho nguồn cấp cảm biến. Vì vậy chúng ta tiến hành đấu nối như sau: Nguồn dương (+) 24V sẽ đấu nối vào dây nguồn cấp cho cảm biến, dây còn lại xuất tín hiệu của cảm biến chúng ta đấu nối với ngõ vào dương (+) trên thiết bị nhận, Ngõ vào âm (-) trên thiết bị nhận đấu nối với nguồn âm (-) 24V. Như vậy sẽ tạo được một mạch vòng giữa nguồn 24V, cảm biến và thiết bị nhận.
  • Riêng đối với một số thiết bị có ngõ vào tín hiệu xuất được nguồn loop thì chúng ta không cần phải đấu nối tiếp với nguồn 24V như trên mà chỉ cần đấu nối trực tiếp cảm biến vào thiết bị nhận là được.
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20ma 2 dây
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20ma 2 dây

==> Ưu điểm

Ưu điểm của cảm biến này là tín hiệu xuất đi ít bị nhiễu trên đường dây nên rất ổn định. Đồng thời tín hiệu và nguồn chỉ truyền trên 2 dây nên tiết kiệm được chi phí cũng như dễ dàng hơn trong thi công hoặc truyền dẫn đi xa.

Trên đây là một số kiến thức về cách đấu dây cảm biến áp suất loại 2 dây, 3 dây, 4 dây với biến tần, PLC, màn hình hiển thị…Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn khi đọc được bài viết này. Cần tư vấn thêm về cảm biến đo áp suất cũng như hỗ trợ về giá hãy liên hệ ngay chúng tôi.

Bài viết liên quan
Cảm biến áp suất Celmi

Cảm biến áp suất Celmi

Cảm biến áp suất celmi là một thương hiệu cảm biến áp suất mới có xuất xứ từ Ý. Nhưng đang rất được thị trường tiếp nhận rất tốt bởi do chất lượng và giá cả hợp lý của nó. Nếu so sánh về chất lượng với các thương hiệu khác có thị trường tại … Xem tiếp

Các đơn vị đo áp suất

Các đơn vị đo áp suất

Các đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay được sử dụng bao gồm: bar, kgf/cm2, MPa, PSI…những đơn vị đo này chúng ta có thể chuyển đổi tương đương qua lại với nhau bởi chúng có những hệ số quy đổi nhất định. Ưu điểm của hệ số quy đổi các đơn vị … Xem tiếp

Chọn cảm biến áp suất cho máy ép cọc

Chọn cảm biến áp suất cho máy ép cọc

Làm thế nào để chọn cảm biến áp suất cho máy ép cọc một cách chính xác trong khi chúng ta chỉ biết được máy ép cọc đó có những thông số cơ bản như số tấn nó ép được, đường kính xi lanh của máy ép… Cách tính toán chọn cảm biến áp suất … Xem tiếp

DMCA.com Protection Status
                              
Âu Việt KHÔNG thuộc bất kỳ nhóm công ty & hệ thống công ty khác.